Từ đồng âm là gì, từ trái nghĩa hay từ đồng nghĩa là gì? Bạn đã từng gặp rất nhiều trường hợp với các từ đặc biệt, tuy nhiên lại không biết rõ loại từ chính xác của chúng để sử dụng sao cho hợp lý. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây Kituaz.com sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về các loại từ này.
Từ đồng âm là gì?
1. Khái niệm từ đồng âm
Từ đồng âm được biết đến là loại từ có cách phát âm và cấu tạo âm thanh giống nhau. Một số từ có thể trùng nhau về hình thức viết, cách nói, cách đọc, tuy nhiên lại mang ý nghĩa lại hoàn toàn khác biệt.
Các từ đồng âm là từ thuần Việt hoặc Hán Việt và rất dễ nhầm với từ có nhiều nghĩa vì cấu tạo từ và âm là như nhau. Muốn hiểu được một cách đầy đủ và chi tiết về từ đồng âm, cần đặt từ đó vào trong những lời nói, câu văn và hoàn cảnh cụ thể.
Thông thường, người ta dùng từ đồng âm nhằm mục đích chơi chữ. Từ việc dựa vào hiện tượng đồng âm để tạo ra những câu nói có nhiều ý nghĩa, thu hút và đem lại sự bất ngờ cho người đọc, người nghe.
2. Phân loại từ đồng âm
Có 4 loại từ đồng âm chính, đó là:
Đồng âm từ vựng:
Đồng âm từ vựng là các từ giống nhau về cách phát âm, cách đọc, cùng thuộc một loại từ, tuy nhiên lại mang nghĩa khác nhau hoàn toàn.
Ví dụ về từ đồng âm như sau: Ba tôi đi chợ mua con ba ba.
+ Từ “ba” đầu tiên chỉ người, có nghĩa là ba (bố), còn 2 từ “ba” phía sau có nghĩa là tên của một loại động vật.
Như vậy có thể thấy, từ “ba” trong trường hợp này giống nhau về âm thanh, về cách đọc, tuy nhiên nghĩa khác hoàn toàn và không liên quan gì với nhau.
Đồng âm từ và tiếng
Đồng âm từ và tiếng thường có từ giống nhau, đề cập đến 1 tiếng nhưng 1 từ là động từ và 1 từ còn lại là danh từ hoặc 1 danh từ, 1 tính từ…
Ví dụ:
- + Chim sáo có bộ lông rất đẹp.
- + Thổi sáo là một môn nghệ thuật đặc biệt.
Mặc dù có chung từ “sáo” nhưng ý nghĩa ở hai câu lại khác nhau. Trong câu đầu, “sáo” là chim sáo, là danh từ. Câu 2 nói về tính từ chỉ âm thanh cây sáo.
Đồng âm từ vựng – ngữ pháp:
Loại đồng âm này được hiểu là các từ có cùng âm, cùng cách đọc chỉ khác nhau về từ loại.
Ví dụ: “Cậu ấy câu được nhiều cá quá đi!” và câu “ Những câu nói đó không tác dụng gì với họ”.
Đồng âm với tiếng nước ngoài
Loại từ đồng âm với tiếng nước ngoài thông qua phiên dịch cũng là loại từ thường thấy trong cuộc sống.
Ví dụ:
- + Bác ấy đang sút giảm sức khỏe.
- + Cầu thủ sút bóng.
Cách sử dụng từ đồng âm
+ Xác định nghĩa từ đồng âm thông qua ngữ cảnh
Để chắc chắn rằng đó có phải từ đồng âm không, bạn hãy đặt từ đó vào các ngữ cảnh riêng biệt nhằm rút ra kết luận cuối cùng.
Ví dụ như câu: “Đem cá về kho.”
Bạn hãy thử thêm các ngữ cảnh như: “Đem cá về nhà mà kho” hay “Đem cá về để nhập kho.” để suy ra ý nghĩa chính xác của câu nói.
+ Chơi chữ
Từ đồng âm sử dụng để chơi chữ được sử dụng nhiều trong các câu ca dao, tục ngữ, văn thơ cổ…
Từ đồng nghĩa là gì?
Khái niệm về từ đồng nghĩa
Khái niệm: từ đồng nghĩa trong tiếng Việt lớp 5 và được nâng cao ở chương trình lớp 7 đã định nghĩa như sau: Từ đồng nghĩa được hiểu là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Một số trường hợp như:
+ Chỉ có nghĩa kết cấu nhưng không có nghĩa sở chỉ, ví dụ như từ: “bù” và “nhìn” trong “bù nhìn” thì sẽ không được coi là đồng nghĩa.
+ Một số hư từ như: tuy, sẽ, với… cũng thường không được xét đến khi nghiên cứu về từ đồng nghĩa, bởi các từ này chỉ nhằm mục đích diễn đạt quan hệ cú pháp trong câu.
Hiện tượng đồng nghĩa xảy ra ở cả những từ thuần Việt và Hán Việt.
Phân loại từ đồng nghĩa tiếng việt
Có 2 loại từ đồng nghĩa, đó là:
Từ đồng nghĩa hoàn toàn
Từ đồng nghĩa hoàn toàn hay còn gọi là từ đồng nghĩa tuyệt đối, nhằm chỉ những từ có nghĩa giống nhau, dùng như nhau và dễ dàng thay thế vị trí cho nhau trong cùng một câu nói, câu văn, đoạn văn.
Ví dụ về từ đồng nghĩa:
+ Ô tô = xe hơi
+ Tàu hỏa = xe lửa
+ Con lợn = con heo…
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
Được hiểu là các từ giống nhau về nghĩa tuy nhiên có sự khác biệt phần nào đó về sắc thái biểu cảm, thái độ hoặc cách thức hành động. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người dùng sử dụng các từ ngữ này sao cho phù hợp.
Ví dụ:
+ Từ đồng nghĩa với tổ quốc: đất nước, giang sơn… Nếu như “giang sơn” là từ thường được dùng trong xã hội xưa, nhất là thời phong kiến thì ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, từ “đất nước” sẽ được sử dụng nhiều hơn.
Hay tương tự với những từ ngữ như:
+ Từ đồng nghĩa với hạnh phúc: vui sướng, sung sướng, mãn nguyện…
+ Từ đồng nghĩa với từ đoàn kết: liên kết, liên đoàn, hợp tác…
+ Từ đồng nghĩa với từ bảo vệ: che chắn, bảo tồn, bao bọc…
Phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa
Trên thực tế, có rất nhiều người thường nhầm lẫn khái niệm cũng như bản chất của từ đồng âm và từ đồng nghĩa. Dưới đây sẽ là bảng so sánh về 2 loại từ này để tránh gây ra lỗi nhầm lẫn này nhé.
Từ đồng âm |
Từ đồng nghĩa |
Có sự giống nhau về từ ngữ, cách đọc nhưng khác nhau về ý nghĩa. |
Từ hoặc cách đọc có thể là khác nhau, tuy nhiên cùng mang một ý nghĩa hoặc có sự liên quan mật thiết về nghĩa với nhau. |
Khó có thể thay thế từ đồng âm, vì chúng đều mang nghĩa cụ thể. |
Thay thế được các từ với nhau, đảm bảo nghĩa không thay đổi. |
Từ trái nghĩa là gì?
Khái niệm từ trái nghĩa
Ngược lại với từ đồng nghĩa là gì thì bạn cũng rất dễ dàng suy ra được khái niệm về từ trái nghĩa. Đây là những từ, cặp từ có ý nghĩa trái ngược nhau, tuy nhiên lại có liên hệ tương liên nào đó.
Từ trái nghĩa có thể chung một tính chất, một suy nghĩ, một hành động, song ý nghĩa là hoàn toàn trái ngược. Một số trường hợp đặc biệt, giữa 2 từ đó không có mối liên hệ nào, tuy nhiên vẫn được sử dụng để so sánh, nhấn mạnh thì người ta vẫn gọi đó là cặp từ trái nghĩa.
Phân loại từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa về mặt logic
Đó là những từ khác nhau về âm, về sự phản ánh tính tương phản đối với một khái niệm, một thuật ngữ hay một vấn đề nào đó.
Ví dụ đơn giản như: Đường dài, đường ngắn
+ “Dài” và “ngắn” là hai từ trái nghĩa nhau, thường được áp dụng trong khoa học, toán học…
- Từ trái nghĩa thuộc nhiều cặp từ mang nghĩa khác nhau
Loại từ trái nghĩa này thường gây nhầm lẫn đối với từ đồng âm. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu rõ bản chất qua khái niệm sau.
“Lá lành đùm lá rách”
hay “ Người lành, kẻ ác”.
- Từ trái nghĩa có điểm chung
Một số trường hợp đặc biệt từ trái nghĩa có cùng tính chất, bản chất, thành phần hoặc một cấu tạo nào đó. Loại từ này xuất hiện nhiều trong các đoạn thơ ca, các cuộc giao tiếp…
Ví dụ: Quả cam này hơi nhạt, còn quả kia thì lại ngọt hơn.
“Nhạt” và “ngọt” là cụm từ trái nghĩa, tuy nhiên chúng có chung tính chất đó là chỉ độ ngọt vừa, hay ngọt sắc của quả cam.
Cách sử dụng từ trái nghĩa
+ Nhằm tạo sự tương phản: từ trái nghĩa thường dùng nhằm ẩn ý, phê phán hoặc đả kích một đối tượng, sự vật và sự việc nào đó.
Ví dụ: “Mất lòng trước, được lòng sau”. Đôi khi có những lời nói bắt buộc phải thốt ra, điều này sẽ gây mất lòng một số người trước, tuy nhiên lại tránh được những hậu quả hoặc điều không hay về sau.
+ Tạo ra sự cân bằng, hài hòa trong một câu nói, câu văn: dùng nhiều trong thơ văn để chỉ cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.
Ví dụ như: “Lên voi xuống chó”, diễn ra sự thăng trầm của người nói trong một hoàn cảnh công việc, cuộc sống.
Như vậy bạn đã nắm rõ về từ đồng âm là gì, từ trái nghĩa hay từ đồng nghĩa là gì chưa. Hy vọng kiến thức trên mà Kí tự az vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn đọc, để từ đó dễ dàng phân biệt, không phải mất công tra các từ đồng âm, đồng nghĩa hay trái nghĩa, đồng thời sử dụng các từ loại này một cách chuẩn xác, phù hợp với từng văn cảnh nhất định.