Cứ sử dụng máy phát điện trong một khoảng thời gian dài mà không có những biện pháp bảo trì, bảo dưỡng hợp lý thì sẽ rất dễ xảy ra tình trạng máy phát điện bị sụt áp. Hoặc nếu điện yếu, chập chờn cũng dễ gây ra tình trạng này. Nếu như gặp trường hợp này thì nên xử lý như nào? Hãy cùng với kituaz.com đi tìm lời giải đáp nhé.
Nguyên nhân máy phát điện bị sụt áp, chập chờn
Sau một thời gian sử dụng máy phát điện của bạn bỗng dưng bị sụt áp vậy nguyên nhân sụt áp là do đâu?. Ví dụ, khi bạn nổ máy điện áp phát ra là 225 Vac, khi tiến hành đóng tải thì máy gằn một chút rồi lại trở về điện áp 220Vac. Đang chạy bình thường thì lại sụt áp về 150Vac. Sau đó tụt về 20Vac khiến cho máy không thể hoạt động được nữa. Khi bạn cắt tải, tắt máy, khởi động lại máy thì lại thấy xuất ra điện áp 220Vac như bình thường nhưng chỉ được một lúc rồi lại thấy bị tụt điện áp.
Thực chất máy phát điện đột nhiên bị sụt áp, chập chờn có thể là do AVR của máy bị hư hỏng
AVR chính là hệ thống điều chỉnh điện áp của máy. Nếu như AVR bị mất khả năng tự điều chỉnh điện áp thì lúc này điện áp cung cấp cho máy phát sẽ không thể đáp ứng được và gây ra tình trạng sụt áp.
Bài viết liên quan:
Đối với những người am hiểu về máy phát điện thì chắc hẳn cũng hiểu khi máy vận hành độc lập hoặc là nối vào lưới tầng bằng một trở kháng lớn. Khi ta tăng tải thì sẽ gây hao hụt điện áp ở trên đường dây. Tình trạng sụt áp này khiến cho điện áp ở những căn hộ tiêu thụ bị giảm theo độ tăng tải khiến giảm chất lượng điện năng.
Chính vì thế, muốn giảm bớt tác hại của hệ thống trong quá trình vận hành máy phát điện gây nên thì bộ AVR phải dự đoán trước được khả năng sụt giảm của đường dây. Sau đó nó tạo ra điện áp bù trừ cho độ sụt giảm đó. Tác động bù trừ này sẽ khiến cho điện áp giữa máy phát điện và các hộ tiêu thụ được ổn định theo tải. Điện áp tại hộ tiêu thụ sẽ giảm đôi chút so với tải, còn điện áp tại đầu cực máy phát điện thì sẽ tăng đôi chút so với tải.
Để có được tác động này thì nhà sản xuất sẽ phải thêm 1 tín hiệu dòng điện vào trong mạch đo lường. Lúc đó, dòng điện 1 pha từ thứ cấp của biến dòng đo lường sẽ chảy qua một mạch điện R và L. Tạo ra các sụt áp tương ứng với sụt áp ở R và L của đường dây từ máy phát điện đến điểm mà bạn muốn điện áp ổn định.
Tuy nhiên, mức điện áp này cũng sẽ được cộng thêm vào là hoặc trừ bớt đi với điện áp đầu cực mà máy phát điện đã đo được. Khi đó, bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR sẽ căn cứ theo điện áp tổng để có thể điều chỉnh dòng kích từ sao cho điện áp tổng không đổi.
Chính vì thế, nếu như máy phát điện của bạn bị sụt điện áp đột ngột thì rất có thể là do AVR đã bị hư hỏng.
Hoặc có thể là do bạn đấu nối sai các chân của AVR, khiến cho máy đang chạy thì bị sụt áp.
Cách khắc phục máy phát điện bị sụt áp, chập chờn
Nếu máy phát điện nhà bạn bị sụt áp, chập chờn do AVR bị hỏng thì bạn nên liên hệ ngay với các đơn vị sửa chữa máy phát điện uy tín để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ tốt nhất. Trường hợp này bạn không nên tự ý tháo tung máy ra để sửa nếu như không có trình độ chuyên môn. Bởi mỗi loại máy phát điện khác nhau thì sẽ có những thiết kế mạch AVR khác nhau.
Ngoài ra, dù cho là cùng một máy phát điện thì mỗi hãng sản xuất cũng sẽ có các kiểu thiết kế mạch AVR đặc trưng riêng của hãng. Tốt nhất là bạn không nên tự ý tháo lắp, sửa chữa máy phát điện khi phát hiện ra AVR bị hỏng nếu như không am hiểu chi tiết về nó nhé.
Như vậy, qua bài viết trên Kí tự đặc biệt đã chia sẻ chi tiết về nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng máy phát điện bị sụt áp. Hy vọng qua những thông tin này bạn sẽ biết cách xử lý khi máy phát của mình gặp vấn đề trên.