Tín chỉ là gì, 1 tín chỉ có bao nhiêu tiết, học trong thời gian bao lâu hay cách tính học phí tín chỉ ra sao. Bạn đang băn khoăn về những vấn đề này, hãy cùng đón đọc ngay bài viết dưới đây của Web tạo kí tự đặc biệt để có sự hiểu biết đầy đủ nhất nhé.
Tín chỉ là gì?
Tín chỉ tiếng anh là gì? Đó là credits. Vậy 1 tín chỉ là gì? Đó là đơn vị được dùng để tính toán khối lượng học tập của sinh viên theo khung chuẩn của hệ thống ECTS (tiếng anh là European Credit Transfer and Accumulation System).
Xem thêm:
Đào tạo tín chỉ là gì?
Khái niệm đào tạo tín chỉ
Đào tạo theo tín chỉ được hiểu là việc đào tạo, dạy học không tổ chức theo năm học mà áp dụng theo từng học kỳ. Hiện nay, theo quy định chung, 1 năm học, các trường đại học, cao đẳng có thể tổ chức đào tạo được từ 2 – 3 học kỳ.
Và trong mỗi học kỳ của từng ngành học sẽ không yêu cầu sinh viên phải đăng ký môn học cụ thể nào, bởi việc đào tạo này chỉ tính theo sự tích lũy điểm của cả năm. Khi đảm bảo tích lũy đủ số tín chỉ cho một ngành học thì sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp và ra trường. Trái ngược với đó là nợ tín chỉ, vậy nợ tín chỉ là gì? Thuật ngữ này nhằm chỉ việc sinh viên không tích lũy đủ số tín chỉ cho một ngành học theo quy định chung. Và để đủ điều kiện ra trường, người học bắt buộc phải hoàn thành những học phần thiếu.
Ưu điểm của đào tạo tín chỉ
- Phát huy được sự sáng tạo, tính chủ động của sinh viên
Đào tạo tín chỉ lấy sinh viên làm trung tâm do đó sẽ giúp sinh viên có cơ hội phát huy, nâng cao được sự sáng tạo. Sinh viên được tự học, tự nghiên cứu, giảm thiểu sự nhồi nhét kiến thức theo các phương pháp đào tạo truyền thống. Ngoài ra, tất cả các khâu thiết kế chương trình, nội dung giảng dạy cũng được rà soát, sát sao hơn, đảm bảo lượng kiến thức sâu rộng đem đến cho người học.
- Tạo sự linh hoạt giữa các môn học
Với kiến thức chung sẽ gồm các môn học mang tính bắt buộc thì sinh viên sẽ phải áp dụng và thực hiện đầy đủ quá trình học tập, rèn luyện.
Còn đối với kiến thức chuyên ngành, áp dụng cho từng ngành học khác nhau. Do đó, sinh viên có thể tham khảo ý kiến từ cố vấn học tập để lựa chọn môn học phù hợp, vừa đáp ứng yêu cầu bằng cấp và vừa phục vụ cho công việc sau này.
- Thời gian học tập linh hoạt, giảm thiểu chi phí giảng dạy
Việc áp dụng đào tạo theo tín chỉ tại các trường đại học, cao đẳng sẽ giúp sinh viên tự lựa chọn môn học, thời gian và thầy cô giảng dạy. Từ đó giúp người học chủ động sắp xếp lịch học, đảm bảo sự cân bằng giữa việc học tập trên trường và làm thêm.
Ngoài ra, đào tạo tín chỉ còn là phương pháp tiết kiệm chi phí hiệu quả. Người học sẽ chỉ phải trả tiền theo đúng các tín chỉ mà mình đã đăng ký, chứ không theo năm học như trước đây. Trường hợp bỏ lỡ một số tín chỉ thì vẫn có thể tiếp tục quá trình học tập.
Nhược điểm của đào tạo theo tín chỉ
- Kiến thức bị cắt vụn
Một số trường đại học, cao đẳng hiện nay áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ, tuy nhiên, các môn học bị chia nhỏ thành 2, 3 tín chỉ. Do đó, giảng viên sẽ không đủ thời gian để truyền dạy hết lượng kiến thức của môn học, mà thay vào đó là bản thân mỗi sinh viên cần tăng thời gian tự học. Điều này sẽ rất bất lợi đối với những người lười tự học và nghiên cứu.
- Sinh viên khó gắn kết
Bởi mỗi sinh viên sẽ có sự lựa chọn môn học và thời gian riêng, sao cho phù hợp nhất với sinh hoạt và công việc của mình. Chính vì vậy, đa phần các lớp học thường không ổn định, sinh viên khó gắn kết.
Một số quy chế đào tạo tín chỉ cần biết
1 tín chỉ bao nhiêu tiết?
Một tín chỉ được quy định là 15 tiết học lý thuyết, 30 – 45 tiết thực hành, 45 – 90 giờ thực tập tại các cơ sở và 45 – 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn, đồ án và khoá luận tốt nghiệp.
Mỗi tiết học trên lớp sẽ bằng 50 phút. Và để tiếp thu được 1 tín chỉ, sinh viên sẽ phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Ngoài ra, câu hỏi cũng nhận được sự quan tâm lớn đó là 3 tín chỉ được nghỉ bao nhiêu tiết? 3 tín chỉ sẽ tương đương với việc nghỉ tối đa là 3 tiết học trên lớp.
1 tín chỉ là bao nhiêu tiền?
1 tín chỉ bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau ở mỗi trường đào tạo cũng như từng ngành nghề mà sinh viên theo học sẽ có mức phí cho từng tín chỉ riêng.
Ví dụ như:
+ Khối ngành kinh tế có học phí 270.000 đồng/tín chỉ
+ Khối ngành Kỹ thuật có mức học phí 327.000 đồng/ tín chỉ;
+ Đối với khối Khoa học Xã hội, mức phí của 1 tín chỉ dao động khoảng 265.000 VNĐ/ tín chỉ
Cụ thể tại Trường Đại học Hà Nội, mức học phí ở mỗi nhóm ngành là khác nhau. Những môn học cơ sở, chuyên ngành, thực tập hoặc khóa luận thuộc ngành đào tạo tiếng Anh sẽ là 650.000 đồng/ tín chỉ. Các môn học thuộc ngành học khác là 480.000 đồng/ tín chỉ.
- Xem thêm: File là gì? Folder là gì?
1 học kỳ có bao nhiêu tháng?
1 năm học có 10 tháng, gồm 2 học kỳ chính, 1 học kỳ hè để sinh viên học trả nợ môn. Trong 1 học kỳ sẽ có khoảng từ 15 – 20 tín chỉ, tương đương 30 – 40 tín chỉ của cả một năm học. Như vậy, bạn dễ dàng tính được 1 tín chỉ học bao lâu, bao nhiêu tháng rồi đúng không?
Tuy nhiên, trên thực tế, tại một số trường, sinh viên có thể đăng ký nhiều hơn hoặc ít hơn 1 chút so với số tín chỉ đó. Việc đăng ký sao cho phù hợp nhất với năng lực và việc sắp xếp thời gian phù hợp của mỗi sinh viên.
Trên đây là thông tin về tín chỉ là gì, học theo tín chỉ là gì, cách tính học phí theo tín chỉ tại các cơ sở đào tạo. Hy vọng rằng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc, để từ đó biết thêm về cách đào tạo theo tín chỉ này.